CHIẾT TỰ CHỮ "HẢI" 海.
Nhìn vào cách viết của chữ HẢI 海 (biển), ta thấy nó được ghép bởi
+ Chữ “thủy 水” (氵) nghĩa là “nước”.
+ Chữ “mỗi 每” (母) nghĩa là “từng”.
Ngụ ý rằng:
+ Biển là đến từ mỗi giọt nước, từng giọt nước tích tụ lại thành biển mênh mông.
+ Biển sở dĩ có thể rộng lớn là bởi vì nó dung nạp được từng giọt nước, còn chứa đựng được ít nước chỉ là cái ao nhỏ.
Con người cũng vậy
+ Phải làm tốt từ từng việc nhỏ một mới làm nên nghiệp lớn.
+ Có thể bao dung được hết thảy thì mới có thể trở nên người vĩ đại.
Thương hải tang điền 蒼 海 桑 田 : Bãi bể là thương hải, nương dâu là tang điền.
Theo sách Thần Tiên Truyện, cứ ba mươi năm lại một lần thay đổi, biển cả hoá thành ruộng dâu.
Nghĩa bóng: Chỉ sự thay đổi lớn lao.
Chữ: Bãi bể nương dâu, Bể dâu, Cồn xanh, Tang hải, Tang thương đều có nghĩa như chữ “Tang điền thương hải”.
Hải thệ sơn minh 海 誓 山 盟 :tức là chỉ bể mà thề thốt, chỉ núi mà ước nguyền. Nói việc trai gái thề nguyền, hẹn ước nhau trước núi và biển giữ mối duyên keo sơn, bền chặt.
Nho lâm học hải 儒 林 學 海: bể thánh rừng nho, tức chữ Nho và kinh sách của Thánh hiền nhiều như cây lá trên rừng, nền học sâu rộng như biển cả. Bể Thánh rừng Nho ý nói kinh sách như rừng, việc học như biển, mà người xưa nghĩ rằng không biết bao giờ mới học cho hết được.
Tứ hải ngũ hồ 四 海 五 湖 : như chữ “Năm
châu bốn biển” dùng để nói khắp mọi nơi khắp thế giới.
THIÊN NHAI HẢI GIÁC 天涯海角
Thiên nhai: Bên trời, chỉ chỗ xa xôi nhất của trời.
Hải giác: Góc biển, lục địa ví như từ dưới biển nổi lên, chung quanh có góc, gọi là góc biển.
Thành ngữ nầy được dịch sang Việt ngữ là “Góc bể chân trời”, dùng để chỉ nơi xa xôi nhất.
Bách xuyên quy hải 百川歸海
Bách xuyên quy hải là trăm sông chảy về biển.
Ý nói: Dù con đường đi khác nhau, phương tiện khác
nhau, nhưng mục đích đều giống nhau.
Trong sách Hoài Nam Tử có câu: Bách xuyên dị nguyên,
nhi giai quy hải. Nghĩa là: Trăm sông khác nguồn nhưng đều
đổ về biển cả.
Hà thanh hải yến 河清海晏
Hà: Sông. Thanh: trong sạch. Hải: biển. Yến: yên lặng.
Hà thanh hải yến là sông trong biển lặng, ý nói đất nước
thái bình, dân cư an lạc.